Tìm hiểu về nâng cấp ổ cứng cho laptop | Suamaytinhcntt
Ổ cứng là nơi chứa các dữ liệu và cả hệ điều hành máy tính. Nó được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên một chiếc laptop. Nếu máy bạn chập chờn, khởi động chậm chạp, thậm chí đơ máy. Thì có thể nguyên nhân xuất phát từ ổ cứng, dung lượng ổ cứng quá nhỏ hoặc ổ cứng đã quá cũ cần nâng cấp. Nâng cấp ổ cứng là khái niệm khá xa lạ với mình nên bạn có nhiều thắc mắc và không biết những điều cần quan tâm khi nâng cấp ổ cứng SSD cho laptop là gì? SuaMayTinhCntt sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau.
Sự khác nhau giữa ổ cứng HDD và SSD
Ổ HDD: Đây là loại ổ cứng truyền thống sử dụng đĩa từ bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm có phủ vật liệu từ tính. HDD là ổ đĩa dùng để lưu trữ dữ liệu trên đó. Để đọc dữ liệu trên HDD bên ngoài máy tính sẽ cần một đầu đọc. Ổ HDD có ưu điểm là giá thành thấp hơn ổ đĩa hiện đại khác. Dung lưu trữ hiện nay của ổ HDD khá cao và đang dần cao hơn mỗi ngày. Ổ cứng HDD được trang bị phổ biến trên nhiều dòng máy tính, laptop từ cũ đến mới từ phổ thông đến trung cấp.
Ổ SSD: Là loại ổ thể rắn, xuất hiện sau HDD nên có các cải tiến nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu người dùng hơn. Ưu điểm của ổ SSD là nhờ cấu tạo từ thể rắn và hoạt động dựa trên chip nhớ nên SSD hoạt động khá êm ái, chống sốc tốt, tốc độ truy xuất dữ liệu cao, tiết kiệm điện năng và không bị quá nhiệt. Ổ SSD được sử dụng phổ biến trên nhiều dòng máy tính, laptop cấu hình cao, đắt tiền do chi phí cho ổ SSD khá cao.
Sự khác nhau rõ ràng nhất chính là tốc độ khác biệt rõ rệt khi sử dụng hai loại ổ cứng trên. Cùng dung lượng nhưng SSD lại có tốc độ xử lý cao hơn hẳn, không còn tình trạng giật lag, đơ máy như sử dụng HDD.
>>>> Xem thêm: Thi công mạng LAN văn phòng
Những loại ổ cứng SSD có trên thị trường
SSD 2,5" SATA
Để tiện sử dụng và thay thế, ổ cứng SSD có hình dạng tương tự như ổ HDD và sử dụng cùng giao thức SATA. SSD 2,5” SATA hiện nay được bán rất nhiều trên thị trường, giá thành cũng không còn đắt như trước nữa. Ổ chia làm nhiều loại 3.0” cho máy bàn, 2.5” cho laptop và loại 1.8” cho các loại laptop mỏng hơn.
SSD mSATA
SSD mSATA có kích thước chỉ bằng 1/8 ổ SSD 2,5" và đang được xài khá nhiều làm ổ chính trong các Ultrabook hoặc làm ổ cứng thứ hai trong những chiếc laptop cấu hình cao. SSD loại này sử dụng cổng kết nối tên là mSATA, viết tắt cho chữ miniSATA. Các laptop cấu hình ổn hiện tại đều có trang bị cổng mSATA như:
+ Acer: dòng Aspire: M3-xxx, M5-xxx, R7, S5 (S5-391), S7 (S7-391), Timeline, V5-572G-6679
+ Asus: Eee Slate EP121, VivoBook S400CA, VivoBook S551LB, Zenbook UX, Zenbook UX2, ...
+ Lenovo: IdeaPad: S200, S206, S210, S300, S310, S400, U300, U300e, U310, 570, V580, Y400, Y460, ThinkPad, ThinkPad Edge
+ Dell: Inspiron: 13z (5323), 14 (7437), 14R (5420), 14R (7420). Precision: M3800, M4500, M4600, M4700
+ HP: EliteBook: 8570W**, ENVY: 14 Series*, Pavilion: dm4t Series (DM4T-3xxx), Spectre Ultrabook.
SSD M.2
Vào năm 2012, một chuẩn form factor SSD mới nữa được ra mắt, cuối cùng lấy tên là M.2. Cấu hình này hỗ trợ nhiều chiều dài bo mạch không giống nhau. M.2 có kích thước còn nhỏ hơn cả mSATA. Với kích thước nhỏ như vậy, M.2 chính là ổ cứng hỗ trợ tốt nhất cho các dòng laptop siêu mỏng, siêu nhỏ trên thị trường.
Hiện nay, dòng M.2 2280 là loại được bán phổ biến nhất tại các cửa hàng, siêu thị phần cứng. Đi đôi với những tiện ích trên, thì giá thành của SSD M.2 cũng cao hơn so với ổ cứng SSD khác. Ổ 128Gb có giá từ 1 triệu đến 1.5 triệu.
Khi nào cần nâng cấp ổ cứng?
Trên thực tế có khá nhiều nguyên nhân cần nâng cấp ổ cứng:
+ Ổ cứng khi hoạt động ồn, nhanh nóng hoặc đã sử dụng qua nhiều năm.
+ Máy báo lỗi: “Non-system disk or disk error…”
+ Máy tính bị hỏng, không thể khởi động do ổ cứng hỏng không thể nạp hệ điều hành.
+ Máy quá chậm, bạn muốn tăng tốc máy hơn
Phương pháp thay/thêm ổ cứng
+ Thay ổ cứng hiện tại bằng ổ cứng mới: Đây là trường hợp máy tính bạn không hỗ trợ mSATA và cả M.2. Người ta sẽ thay ổ cứng cũ của bạn bằng một ở cứng mới với tốc độ nhanh hay dung lượng lớn hơn.
+ Thêm ổ cứng thứ 2 vào ổ CD của máy: Nếu bạn không sử dụng ổ CD, có thể thay ổ CD thành nơi chứa ổ cứng mới. Lúc này máy sẽ có 2 ổ cứng hoạt động song song.
+ Thêm ổ cứng thứ 2 vào máy: Nếu máy có hỗ ổ cứng thứ 2, thì chỉ việc thêm một ổ cứng vào vị trí ổ thứ 2 là được. Ổ cứng thứ 2 sẽ tích hợp trong các dòng máy mới hiện nay. Để biết chắc rằng máy của mình có hỗ trợ hay không, hãy lên trang web của chính của thương hiệu laptop để tham khảo.
>>>> Tham khảo thêm: Thay bàn phím laptop DELL giá tốt